↑ ↓
  1. noname
    Offline

    noname V.I.P

    Tham gia ngày:
    20/5/11
    Bài viết:
    7,056
    Đã được thích:
    1,807
    Bootloader là gì ?
    Bootloader là đoạn mã được thực thi trước khi một hệ điều hành được khởi động. Về cơ bản, bootloader được đóng gói các chỉ dẫn/lệnh để khởi động kernel (kernel là gì ? vấn đề này sẽ được đề cập bên dưới) hệ điều hành và hầu hết các bootloader có môi trường/cơ chế tự sửa/dò tìm lỗi.
    Ở mức độ cơ bản nhất, điện thoại Android giống như một ổ đĩa cứng có nhiều phân vùng (partition). Một phân vùng chứa các file hệ thống hệ điều hành Android, một phân vùng chứa tất cả các dữ liệu ứng dụng, bao gồm luôn các phiên bản cập nhật (update) của các ứng dụng, các phân vùng còn lại làm nhiệm vụ khác. Bootloader lúc này đóng vai trò như điểm kiểm tra bảo mật/an toàn cho các phân vùng này. Nó không cho phép bạn xóa các phân vùng này, không cho phép các hành động vô tình gây hỏng hóc hoặc ngăn không cho phép bạn chép các ROM chế (custom ROM) vô máy.

    Tại sao phải khóa (lock) bootloader ?
    Do Android là hệ điều hành mã nguồn mở nên khi một nhà sản xuất thiết bị tung ra 1 sản phẩm dùng hệ điều này thì họ muốn người dùng dùng hệ điều hành do họ phát triển. Để ngăn không cho người dùng nạp ROM chế (custom ROM) vô thiết bị, nhà sản xuất phải khóa (lock) bootloader.
    Lưu ý: khi người dùng mở khóa (unlock) bootloader thì điện thoại này có thể sẽ mất quyền bảo hành và có thể gặp lỗi repair firmware.

    Kernel là gì ?
    [​IMG]

    Thuật ngữ kernel bắt nguồn từ Linux, đây là thành tố đầu tiên cấu thành hệ điều hành Android. Tất cả các điện thoại dùng hệ điều hành Android đều cài đặt kernel. Nó là thành phần liên kết/bắt tay giữa phần cứng điện thoại và phần mềm. Chức năng quan trọng nhất của kernel trong điều thoại là điều khiển việc sử dụng pin.

    Recovery là gì?
    Theo nghĩa đen, Recovery có nghĩa là Khôi phục. Nói cụ thể hơn nữa là phần khởi động đặc biệt của điện thoại. Bình thường khi máy đang ở trong trạng thái tắt, nếu ta bấm phím nguồn (Power) thì điện thoại sẽ khởi động bình thường vào HĐH, còn nếu ta bấm tổ hợp phím nào đó tùy từng dòng máy (Trong đó có phím nguồn) thì điện thoại sẽ khởi động ở chế độ Recovery. Có 2 loại Recovery:

    1. Stock Recovery: Khi máy mới mua về, chưa bị các bạn vọc vạch sửa chữa gì hết thì chế độ này sẽ là khôi phục lại trang thái mới xuất xưởng.
    2. Custom Recovery: Là Recovery đã được độ lại để phục vụ cho một mục đích nào đó. Ví dụ như backup nandroid, flashzip, uprom .....

    ROM (Firmware) là gì ?
    ROM là file dữ liệu chứa đựng các thông tin sử dụng trong bộ nhớ chỉ đọc (Read Only Memory). Mỗi thiết bị Android nó có ROM riêng, ROM này nó chứa đựng các file và mã để khởi động và chạy hệ điều hành. Ngoài ra, mỗi ROM nó còn có GUI (Graphical User Interface) (Giao diện hướng đến người dùng băng hình ảnh), file hỗ trợ cho ứng dụng và kernel. Có 2 loại ROM:

    1. Stock rom: là rom gốc của nhà sản xuất, cũng có thể là của nhà mạng.
    2. Rom cook: là rom được các lập trình viên tùy biến lại từ stock rom, từ rom của 1 máy khác mà cũng có thể là từ một họ rom khác như Cyanogen hay MIUI.

    Updating...
     

Chia sẻ trang này

Google+